Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

chữ ký số FPT CA

FPT sẽ là đại học Việt Nam đầu tiên có trụ sở tại 4 thành phố lớn

Chia sẻ chiến lược mở rộng hệ thống, Đại học FPT cho biết, ở tuổi lên 10, trường đã được cấp phép thành lập 3 phân hiệu tại Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM. Tới đây, Đại học FPT sẽ là đại học đầu tiên tại Việt Nam có trụ sở tại 4 thành phố lớn. 
Đại học FPT
Đại học FPT
Thông tin nêu trên vừa được đại diện lãnh đạo ĐH FPT - trường đại học tư thục đầu tiên do doanh nghiệp thành lập và được thí điểm tự chủ cho biết tại Lễ tri ân chủ đề chủ đề “Tháng 9 - Mùa thu năm ấy” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội vào ngày 10/9/2016.
Sau 10 năm kể từ thời điểm được Chính phủ cho phép thành lập, đến nay đã có khoảng hơn 12.000 sinh viên đã và đang theo học tại Đại học FPT. 
Trở lại thời điểm năm 2003 khi FPT có ý tưởng mở rộng phát triển sang lĩnh vực giáo dục, trong giai đoạn Ban dự án thành lập ĐH FPT xây dựng các phiên bản của đề án tiền khả thi để nộp các cơ quan chức năng từ tháng 12/2004 đến đầu năm 2006 - khi chủ trương thành lập Đại học FPT được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, bên cạnh những ý kiến ủng hộ, động viên của các nhà quản lý, các chuyên gia, mong muốn xây dựng một trường đại học theo mô hình mới, được quyền tự chủ của người FPT khi đó cũng đã vấp phải không ít ý kiến phản đối, nghi ngại. 

Để có được bản đề án tiền khả thi thành lập Đại học FPT đủ sức thuyết phục, những người làm giáo dục FPT đã phải trải qua hành trình khá dài với nhiều phiên bản đề án được xây dựng, chỉnh sửa.
Đề án đại học FPT
Đề án đại học FPT
Ngày 8/9/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 208 cho phép chính thức thành lập ĐH FPT - trường đại học đầu tiên tại Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập và được tự chủ. Sự ra đời của Đại học FPT được đánh giá là dấu mốc cho đấu tranh tự chủ của đại học Việt Nam, mở đầu cho trào lưu thành lập các trường đại học tư thục Việt Nam; đồng thời quyết định này cũng ghi dấu FPT chính thức tham gia sâu vào lĩnh vực giáo dục.Khi nhìn lại bản quyết định của Chính phủ cho phép thành lập Đại học FPT được trưng bày tại Bảo tàng Truyền thống của trường, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, sự kiện một doanh nghiệp tư nhân xin thành lập đại học và được tự chủ về phương thức tuyển sinh, đào tạo là một tiếng vang lớn vào năm 2006. “Để có được thành quả đáng mừng là quyết định cho phép thành lập Đại học FPT, những người làm giáo dục của FPT đã phải trải qua nhiều giai đoạn thuyết phục, chứng minh tính khả thi trước Bộ GD&ĐT bằng bản đề án có sức thuyết phục”, ông Khuyến chia sẻ. 

Ôn lại chặng đường 10 năm giữ vai trò tiên phong trong đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, TS. Lê Trường Tùng - thành viên thường trực của nhóm dự án thành lập Đại học FPT trực tiếp đi xin giấy phép thành lập và đòi quyền tự chủ cho trường hồi năm 2006, Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học FPT và từ cuối tháng 9/2014 đến nay là Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT chia sẻ: “Với mục tiêu đặt ra, có rất nhiều con đường để đi tới đích và cũng có thể chúng tôi sẽ phải trả giá nếu đi không đúng đường. Tuy nhiên, sau 10 năm, cái đích đặt ra ngày đó đến giờ chúng tôi vẫn cần phải tiếp tục đi tới để đạt được. Còn những con đường chúng tôi đi, nếu như cách đây 10 nhiều khi còn tương đối mơ hồ, thỉnh thoảng cũng có lúc rẽ dọc, rẽ ngang thì sau 10 năm đã rõ ràng hơn. Rất may mắn là, một số bước đi khá liều lĩnh từ ngày xưa 1 số bước đi liều lĩnh ngày xưa đã tạo nền tảng cho những năm tiếp theo chúng tôi có thể đi được xa hơn”. 
TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng đầu tiên và hiện là Chủ tịch HĐQT Đại học FPT chia sẻ tại lễ tri ân "Tháng 9 - Mùa thu năm ấy" về những định hướng phát triển của trường trong thời gian tới. 
Tiến sỹ Lê Trường Tùng
Tiến sỹ Lê Trường Tùng
TS. Lê Trường Tùng cũng không giấu niềm tự hào về thành quả ĐH FPT đạt được trong 1 thập kỷ vừa qua: “Hiện nay ĐH FPT đã bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”. 

Sau tròn 10 năm thành lập, ĐH FPT từ vai trò tiên phong đổi mới giáo dục đại học trong nước đã bước sang vai trò trường đại học đi đầu trong phong trào quốc tế hoá. Năm 2012, ĐH FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được QS - tổ chức xếp hạng đại học uy tín của thế giới đánh giá 3 sao, trong đó 2 tiêu chí đào tạo và việc làm của trường được tổ chức QS xếp hạng 5 sao. Đặc biệt, qua 10 năm, ĐH FPT đã có khoảng 4.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, với tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt 98% và mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng. 

|TS. Lê Trường Tùng cho biết, điều Đại học FPT đang theo đuổi và cũng đã hình thành khá rõ trong chiến lược phát triển của trường là làm tốt 4 nội dung công việc, trong đó việc quan trọng đầu tiên cũng là sứ mệnh của trường đại học là phải giảng dạy cho tốt. Để thực hiện được điều này, có rất nhiều việc mà Đại học FPT đã và sẽ phải làm.
Bên cạnh đó, TS. Lê Trường Tùng cũng nhấn mạnh, một việc ĐH FPT cũng đang dồn rất nhiều nguồn lực để thực hiện là tổ chức những hoạt động quốc tế hóa. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, cũng giống như những tổ chức khác, ĐH FPT không thể đứng ngoài. “Cách đây khoảng 3 năm, chúng tôi coi đây là mục tiêu chiến lược và triển khai song song 3 công việc liên quan đến mục tiêu này, cụ thể là tìm mọi cách để sinh viên nước ngoài sang học tại Việt Nam; cố gắng để Việt Nam trở thành 1 trong những lựa chọn hàng đầu của các trường học quốc tế trong chương trình gửi sinh viên trải nghiệm ngắn hạn; và làm thế nào để hình ảnh Đại học FPT hiện diện ở nước ngoài thông qua các chương trình liên kết, thông qua các đối tác quốc tế”, TS.Lê Trường Tùng cho hay. 
Đại học FPT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tổng số 100.000 sinh viên trong toàn hệ thống, trong đó sinh viên nước ngoài chiếm 15%. 
Sinh viên dại học FPT
Sinh viên dại học FPT
Cũng theo người đứng đầu ĐH FPT, hiện nay tỷ lệ sinh viên nước ngoài học tại trường tuy còn chưa cao song cũng tương đối đầy đủ các quốc tịch từ châu Phi, đến Hàn Quốc cho đến những nước Hồi giáo ở Trung Đông. 
Mới đây, ĐH FPT đã khánh thành Trung tâm trao đổi sinh viên quốc tế tại Đà Nẵng, với nhiệu vụ triển khai các chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn với các trường đại học nước ngoài khác. "Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để sinh viên ngay trong thời gian trên ghế nhà trường đã có thể có được những tố chất phù hợp với các công việc mang tính toàn cầu hóa là việc mà các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới đều quan tâm. Nắm bắt xu thế này, ĐH FPT đang cố gắng làm thể nào để Việt Nam trở thành 1 trong những lựa chọn hàng đầu của các trường học quốc tế trong chương trình gửi sinh viên trải nghiệm ngắn hạn. Chúng tôi mong muốn sẽ thường xuyên có khoảng 1.000 sinh viên nước ngoài được trao đổi ngắn hạn tại Trung tâm trao đổi sinh viên quốc tế của Đại học FPT vừa mới được khánh thành tại Đà Nẵng”, TS. Lê Trường Tùng chia sẻ. 

Khẳng định ĐH FPT sẽ tiếp tục nỗ lực để hình ảnh trường hiện diện ở nước ngoài thông qua các chương trình liên kết và qua các đối tác quốc tế, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT "bật mí": sắp tới ĐH FPT sẽ tập trung xây dựng phân hiệu của trường tại nước ngoài. Đề cập đến mảng công việc nghiên cứu khoa học mà các trường đại học đều phải làm, ông Tùng cũng thẳng thắn thừa nhận đây là là nội dung công việc trong 10 năm qua trường còn làm rất yếu. Vấn đề đặt ra cho ĐH FPT thời gian tới, theo ông Tùng là tập trung nghiên cứu phát triển nhưng phải kết hợp với thương mại hóa: "Sản phẩm nghiên cứu phát triển của ĐH FPT là những sản phẩm có thể hiện thực hóa thành các chương trình chuyển giao công nghệ, mang lại giá trị kinh tế và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là các văn bản về các công trình được công bố". 

Một việc nữa được lãnh đạo Đại học FPT đặc biệt nhấn mạnh trường nhất định phải làm cho tốt trong thời gian tới, đó là vấn đề việc làm của các sinh viên sau khi tốt nghiệp, hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn là các hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên mà Đại học FPT đang hướng tới: làm sao để sau này khi nói tới ĐH FPT là nhắc đến một đơn vị đã làm rất tốt công tác hướng nghiệp, các sinh viên FPT ra trường không chỉ bằng lòng với doanh nghiệp hiện có mà có thể tự tạo ra doanh nghiệp của mình. Tại lễ tri ân diễn ra ngày 10/9, lãnh đạo ĐH FPT cũng đã chia sẻ chiến lược mở rộng hệ thống: ở tuổi lên 10, ĐH FPT đã chính thức nhận giấy phép của các cơ quan chức năng cho phép thành lập phân hiệu tại Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM. Đến năm 2020, 
ĐH FPT dự kiến sẽ trở thành Mega University (Siêu đại học) với tổng số sinh viên toàn hệ thống lên tới 100.000 người. 

Sinh viên đại học FPT
Sinh viên đại học FPT
Thể hiện niềm tin vào việc Chính phủ ngày càng nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng của giáo dục đại học thế giới, đồng thời cũng hết sức nỗ lực để mảng giáo dục đào tạo các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học bắt kịp với top đầu các trường trên toàn cầu, ông Tùng nhận định: xã hoá giáo dục và quốc tế hoá giáo dục là 2 xu hướng phát triển lớn của giáo dục Việt Nam. Với xã hội hoá giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có những chính sách dần thu hẹp khoảng cách giữa trường công và tư tại Việt Nam. Còn về quốc tế hoá giáo dục, có thể nhìn thấy từ số lượng tăng lên của các trường đại học quốc tế tại Việt Nam cũng như thứ hạng tăng dần của nhiều trường Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới. “Với sự hỗ trợ của Chính phủ, 10 năm tới thách thức cho Đại học FPT sẽ không nằm ở trong nước mà chúng tôi tin trường sẽ phải nỗ lực hết sức để tồn tại trên bản đồ giáo dục của khu vực và toàn cầu. Các trường đại học khác của Việt Nam cũng sẽ đi cùng dòng chảy và gặp cùng những thách thức này, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi”, TS. Lê Trường Tùng nhấn mạnh.
x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền