Nguồn: Internet |
Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuống
Kế toán thực hiện gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuống của quyển hóa đơn. Sau đó, tham khảo kỹ các thông tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng (nếu có)... cần viết trên hóa đơn để viết đúng.
Viết sai hóa đơn và kế toán đã xé khỏi cuống hóa đơn
Hóa đơn viết sai đó chưa kê khai thuế
Nếu kế toán đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập theo mẫu sau: Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai. (Chú ý: không sử dụng biên bản hủy hóa đơn như trước). Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu. Sau đó xuất lại hóa đơn mới theo đúng quy định.
Để thực hiện kê khai thuế, kế toán viên dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế. Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi) vì vậy bên bán kê khai vào bảng kê bán ra, bên mua kê vào bảng kê mua vào. Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai.
Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế
Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường, và bạn sẽ bị xử phạt vi phạm về sử dụng hóa đơn theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Xử phạt vi phạm hóa đơn đã lập
Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Theo Thông tư 64 thì xuất hóa đơn điều chỉnh, Nhưng việc xuất hóa đơn điều chỉnh thực hiện ở dạng " Tăng" hoặc " giảm" số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền, hay thuế xuất thì thực hiện dễ dàng. Nhưng đối với việc điều chỉnh sai sót ở dạng ghi sai tên công ty, sai địa chỉ, sai tên hàng...(tức là sai sót không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay được khấu trừ) thì việc lập hóa đơn điều chỉnh vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa được Cơ quan Thuế hướng dẫn cụ thể. Và thực tế các công văn của các cục thuế vẫn hướng dẫn trong trường hợp viết sai tên hàng hóa. Khi gặp phải các trường hợp sai sót không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp như sai tên công ty, sai tên hàng, sai địa chỉ... thì kế toán làm biên bản thu hồi và xuất lại hóa đơn mới.
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn và nộp lại toàn bộ số hóa đơn chưa sử dụng cho cơ quan thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điều 12,13,14,15,16 của Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính Phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định tại điều nêu trên nếu làm thất thoát tiền thuế của ngân sách nhà nước thì: Bị truy thu đủ số thuế trốn; Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các luật thuế (từ 1 đến 3 lần số thuế trốn). Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo ketoanducminh.com